Tham Khảo Các Loại Phụ Kiện Cửa

Screenshot 1

Ngoài 3 bộ phận khuôn, cánh, nẹp, khách hàng cần mua thêm một số loại phụ kiện cửa gỗ khác để dựng được một bộ cửa hoàn thiện. Trong đó, khóa cửa và bản lề là 2 phụ kiện mà một bộ cửa gỗ bắt buộc phải có. Tùy vào mục đích sử dụng mà gia chủ sẽ mua thêm các thêm như chặn cửa, tay co, mắt thần, clemon hay chốt âm …


MỤC LỤC

1. Phụ kiện khóa cửa gỗ

Ngoài thị trường hiện nay có vô số loại khóa cửa cho cửa gỗ. Cùng với đủ loại mẫu mã, hình dáng, kích thước, vật liệu, thương hiệu cũng như giá thành khiến khách hàng như lạc vào ma trận. Trong chủ đề này, Austdoor Hà Nội chỉ phân loại phụ kiện khóa cửa gỗ theo kiểu dáng. Theo đó khóa cửa gỗ được chia làm 4 loại: khóa điện tử, khóa tay gạt, khóa phân thể và khóa tay nắm.

khoa cua 1

Các loại khóa cửa gỗ: điện tử, tay gạt, phân thể, tay nắm

  • Khóa điện tử cửa gỗ: Khóa điện tử còn có tên gọi khác theo công năng sử dụng là khóa thẻ từ, khóa vân tay. Về cơ bản, chức năng của khóa điện tử sẽ có một số chức năng từ cơ bản đến cao cấp như: chìa cơ dự phòng, mở khóa bằng thẻ từ, mở khóa mật mã, mở khóa vân tay.
  • Khóa tay gạt cửa gỗ: Khóa tay gạt là dòng khóa phổ biến nhất, không chỉ ở cửa gỗ mà còn cửa nhôm kính, cửa nhựa … Khóa tay gạt có tay khóa ngang, phần ốp mặt khóa liền thể từ tay gạt đến ổ cắm chìa. Khóa tay gạt có ưu điểm là độ bền cao, thường sử dụng cho cửa văn phòng, công cộng.
  • Khóa phân thể cửa gỗ: Khóa phân thể là biến thể của khóa tay gạt, với tấm ốp bề mặt được chia 2 phần hình tròn. Một phần ốp quanh tay gạt, phần còn lại bảo vệ ổ chìa. Ưu điểm khóa phân thể là thiết kế gọn, đẹp. Khóa phân thể phù hợp cho cửa phòng ngủ, nhà vệ sinh trong gia đình.
  • Khóa tay nắm cửa gỗ: Khóa tay nắm có thiết kế gọn với nắm khóa để vặn khi sử dụng. Ổ cắm chài được tích hợp ngay trong tay nắm để tiết kiệm diện tích. Ưu điểm của khóa tay nắm là giá thành rẻ. Khóa tay nắm phù hợp cho cửa phòng tắm, nhà vệ sinh.
khoa cua 1 1

2. Các loại bản lề cửa gỗ.

Một bộ cửa gỗ đơn cánh thông thường sẽ cần tối thiểu 3 cái bản lề. Tùy vào dòng cửa khác nhau mà khách hàng lựa chọn các loại bản lề cửa gỗ tương ứng, gồm:

  • Bản lề lá: Bản lề bá gồm kết cấu đối xứng, giống cánh bướm. Do đó bản lề lá còn có tên gọi khác là bản lề bướm. Bản lề lá có khả năng chịu tải tốt nhất trong các loại bản lề cửa gỗ, chuyên lắp. Nhược điểm của bản lề lá là khi lắp cửa phải đục âm vào cánh, khuôn cửa. Từ đó làm giảm thẩm mỹ của bộ cửa và khe hở cánh và khuôn cửa sẽ không đều. Bản lề lá phù hợp lắp cửa gỗ tự nhiên, cửa gỗ thịt.
  • Bản lề mẹ con: Bản lề mẹ con có cấu tạo rất đặc biệt là bởi khi đóng vào 2 cánh sẽ hợp thành 1 cánh. Ưu điểm của bản lề mẹ con là giá thành rẻ, không phải soi đục cánh và khuôn khi lắp. Khe hở cánh và khuôn đều, đảm bảo thẩm mỹ. Đổi lại, bản lề mẹ con là khả năng chịu tải kém hơn bản lề lá. Bản lề mẹ con phù hợp lắp cho cửa gỗ công nghiệp, cửa gỗ composite, cửa nhựa ABS.
ban le

Các loại bản lề cửa gỗ: lá, cối, âm dương, bật 2 chiều

  • Bản lề cối: Bản lề cối có kết cấu gần giống bản lề lá, chỉ khác ở trục liên kết 2 lá. Trong khi bản lề lá có trục liên kết 2 lá cân bằng, tương xứng thì trục của bản lế cối chia thành 2 phần trên dưới. Đó cũng là nhược điểm của bản lề cối với bản lề lá, cánh cửa gỗ dễ bị xệ sau thời gian chịu tải.
  • Bản lề khác: Ngoài ra còn nhiều loại bản lề khác dành cho các dòng cửa chuyên dụng như: bản lề bật 2 chiều, bản lề sàn …

3. Phụ kiện cửa gỗ không bắt buộc

Bản lề và khóa là 2 phụ kiện bắt buộc phải có của một bộ cửa gỗ. Ngoài ra, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà gia chủ có thể lựa chọn thêm các loại phụ kiện cửa gỗ khác.

phu kien result

Các loại phụ kiện cửa gỗ khác: chặn cửa, tay co, mắt thần … 

3.1 Phụ kiện cho cửa gỗ 2 cánh: Chốt âm hay Clemon

Cấu tạo cửa gỗ 2 cánh gồm một cánh cố định và cánh còn lại đóng mở tùy ý. Cánh cố định có thể mở được ra để tăng diện tích ra vào của bộ cửa. Và để giữ cố định 1 cánh của cửa đôi, khách hàng sẽ lựa chọn Chốt âm hoặc Clemon.

  • Chốt âm: Chốt âm được gắn âm trực tiếp vào 2 cạnh của cánh cửa. Nghĩa là người thợ sẽ đục 2 lỗ ở cạnh cánh cửa để gắn, giấu chốt âm trong đó. Ưu điểm của việc lắp chốt âm là tính thẩm mỹ cao. Nhược điểm là việc can thiệp sâu vào kết cấu cánh khiến cánh cửa gỗ bị yếu hơn.
  • Clemon: Khác với chốt âm phải đục vào cánh cửa, Clemon chỉ cần gắn lên bề mặt cánh cửa. Ưu điểm là thấy rõ, chúng ta không can thiệp sâu vào bộ cửa. Nhược điểm là Clemon gắn lộ trên cánh đôi khi không được thẩm mỹ. Sau thời gian sử dụng, clemon có thể bị bong vít sau thời gian sử dụng.

3.2 Phụ kiện chặn cửa hay hít nam châm cho cửa gỗ

Chặn cửa bán nguyệt hay hít nam châm là 2 loại phụ kiện cửa gỗ cùng giải quyết cùng một bài toán. Chặn cửa bán nguyệt và hít nam châm sẽ giới hạn khoản cách mở, ngăn chặn việc cánh cửa đập vào tường.

  • Chặn cửa bán nguyệt: chặn cửa có hình bán nguyệt, được gắn trực tiếp dưới sàn. Khi cánh cửa gỗ mở được góc nhất định sẽ bị chặn cửa chặn lại. Chặn cửa bán nguyệt không có chức năng giữ như hít nam châm. Đổi lại chặn cửa có kích thước nhỏ, gọn rất thẩm mỹ.
  • Hít nam châm cửa gỗ: Hít cửa cũng tương tự như chặn cửa, nhưng bổ sung thêm điểm nam châm gắn trên cánh. Khi cánh cửa gần hít sẽ tự động bị hút lại. Do đó hít nam châm có thêm chức năng giữ cửa mà chốt chặn không có. Ngoài ra hít nam châm cửa gỗ ngoài gắn trên sàn còn có thể gắn trên tường.
hit chan cua

3.3 Phụ kiện cửa gỗ khác: Tay co thủy lực, mắt thần, chốt an toàn

  • Tay co thủy lực cửa gỗ: tay co có chức năng tự động đóng cửa khi cánh mở hở. Nhưng khi mở cánh cửa ở góc chức 90 độ, tay có thủy lực lại chuyển giữ cánh cửa không đóng lại. Tay co thủy lực là phụ kiện bắt buộc phải có cho cửa chống cháy.
  • Mắt thần cửa gỗ: Mắt thần được lắp cho cửa chính căn hộ, giúp người bên trong có thể nhìn ra bên ngoài. Nhưng người bên ngoài lại không thể quan sát được người bên trong.
  • Chốt an toàn cửa gỗ: Chốt an toàn là phụ kiện rất ít người sử dụng, chủ yếu xuất hiện ở các công trình cũ. Chốt an toàn là khóa phụ bổ sung, giúp chủ nhà có thể mở hé cửa, trò chuyện với người bên ngoài.
Screenshot 1
saigondoor.vn

LIÊN HỆ VỚI HỆ THỐNG SHOWROOM SÀI GÒN DOOR
================================================
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Hotline 1: 0933.707.707
Hotline 2: 0834.715.715
Hotline 3: 0834.494.494
Hotline 4: 0826.901.901
Email:[email protected]
CSKH 24/7: 028.37.712.989
Website
https://saigondoor.net/
https://saigondoor.com.vn/
https://cuagosaigon.com/
Fanpag: Sài Gòn Door
————————————————————
HỆ THỐNG SHOWROOM SAIGONDOOR ®
*SHOWROOM QUẬN 9, HCM
669 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Quận 9, Tp HCM
*SHOWROOM QUẬN 7, HCM
511 Lê Văn Lương, P. Tân Phong, Quận 7, TP.HCM
Hotline: 0818.400.400
*SHOWROOM QUẬN 9, HCM
535 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Quận 9, TP.HCM
Hotline: 0828.400.400
*SHOWROOM QUẬN 12, HCM
Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM
Holine: 0886.500.500
*SHOWROOM BÌNH LỢI – PHẠM VĂN ĐỒNG
615 Phạm Văn Đồng, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 0824.400.400
————————————————————
*SHOWROOM QUẬN THỦ ĐỨC HCM –DĨ AN BÌNH DƯƠNG

21, Quốc Lộ 1K, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 0855.400.400
*SHOWROOM NINH KIỀU – CẦN THƠ
Số 94c, Đường 3/2, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều,TP Cần Thơ
————————————————————
HỆ THỐNG XƯỞNG SẢN XUẤT SAIGONDOOR®
Xưởng SX I: Số 361 TX25, Phường Thạnh Xuân, Q12, TP. HCM.
Xưởng SX II: Số 60/3 Đường 9, KP2, P.An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai
Xưởng SX III: 81 Võ Văn Bích, Xã Tân Thạnh Đông, Huyện Củ Chi, Tp.HCM 

Hỗ Trợ Online 24/7